Ngày nay, các tổ chức trong nhiều ngành khác nhau đang sử dụng Công nghệ IoT để hoạt động hiệu quả hơn, hiểu rõ hơn về khách hàng để cung cấp dịch vụ nhằm nâng cao, cải thiện việc ra quyết định và gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Vậy Công nghệ IoT là gì? Những điều cần biết về IoT và ứng dụng trong cuộc sống IoT là gì? Tất tần tật về Internet of Thing và những ứng dụng trong đời sống chúng ta !!!

Công nghệ iot là gì
Công nghệ iot là gì

GIẢ MÃ CÔNG NGHỆ IoT LÀ GÌ (Internet Of Things)

IoT (Internet Of Things) hiện nay đang trở thành tương lai của hệ sinh thái công nghệ trên toàn thế giới. Bởi nó chính là tấm gương rõ nét nhất phản ánh sự phát triển của công nghệ hiện nay. Vậy IoT là gì? Đó có phải là thứ mà tất cả những người đam mê công nghệ đều thấy hứng thú hay đơn giản đó là công cụ đưa con người ta đến một thời đại công nghệ mới.

KHÁI NIỆM IoT

Công nghệ IoT có tên đầy đủ là Internet of Things là một trong những yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của thế giới, không chỉ mang đến cho bạn một cái nhìn lớn hơn, đầy đủ hơn về công nghệ, ứng dụng của tương lai mà còn đem đến tiềm năng ứng dụng thực sự đáng kinh ngạc.

IoT( Internet Of Things) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.

Có thể hiểu một cách đơn giản, bạn chỉ cần có một thiết bị có kết nối mạng là hoàn toàn có thể điều khiển, kiểm tra toàn bộ các thiết bị trong nhà: từ TV, máy giặt, tủ lạnh, máy tính… bất kể bạn đang ở đâu. Vấn đề chỉ là đưa tất cả vào một giao thức chung và giao thức đó là IoT.

Giải mã công nghệ IoT phục vụ vào cuộc sống hàng ngày
Giải mã công nghệ IoT phục vụ vào cuộc sống hàng ngày

IoT là công nghệ thông minh có thể ứng dụng được trong bất kì lĩnh vực nào mà chúng ta muốn.

  • Nhà thông minh
  • Quản lý các thiết bị cá nhân: thiết bị đeo tay để đo nhịp tim huyết áp
  • Quản lý môi trường:
  • Xử lý trong các tình huống khẩn cấp
  • Quản lý giao thông
  • Lĩnh vực mua sắm thông minh
  • Đồ dùng sinh hoạt hằng ngày: như máy pha coffee, bình nóng lạnh
  • Tự động hóa: công xưởng sản xuất xe hơi đã áp dụng công nghệ IoT để cắt giảm hầu hết các công nhân, thay vào đó là các bộ máy tích hợp trí thông minh nhân tạo cho năng suất tăng gấp nhiều lần và độ chính xác cao hơn.

Internet vạn vật tích hợp “vạn vật” với Internet mỗi ngày. Các kỹ sư máy tính đã và đang thêm các cảm biến và bộ xử lý vào các vật dụng hàng ngày kể từ những năm 90. Tuy nhiên, tiến độ ban đầu rất chậm vì các con chip còn to và cồng kềnh. Loại chip máy tính công suất thấp gọi là thẻ tag RFID, lần đầu tiên được sử dụng để theo dõi các thiết bị đắt đỏ. Khi kích cỡ của các thiết bị điện toán dần nhỏ lại, những con chip này cũng trở nên nhỏ hơn, nhanh hơn và thông minh hơn theo thời gian.

Chi phí tích hợp công suất điện toán vào trong các vật dụng nhỏ bé hiện nay đã giảm đáng kể. Ví dụ: bạn có thể thêm khả năng kết nối với các tính năng của dịch vụ giọng thoại Alexa vào các MCU tích hợp sẵn RAM chưa đến 1 MB, chẳng hạn như cho công tắc đèn. Nguyên cả một ngành công nghiệp đã bất ngờ xuất hiện với trọng tâm xoay quanh việc trang bị các thiết bị IoT khắp mọi ngóc ngách căn nhà, doanh nghiệp và văn phòng của chúng ta. Những vật dụng thông minh này có thể tự động truyền và nhận dữ liệu qua Internet. Tất cả những “thiết bị điện toán vô hình” này và công nghệ liên quan được gọi chung là Internet vạn vật.

THỜI GIAN XUẤT HIỆN CÔNG NGHỆ IoT

IoT đã xuất hiện từ thời kì sơ khai của hệ thống mạng internet khi các nhà khoa học trên thế giới muốn kết nối tất cả mọi thứ thành một mạng lưới đồng nhất để dễ dàng quản lí hoạt động của một nghành công nghiệp, công trình giao thông, kinh doanh dịch vụ, quản lí một quốc gia hay đơn giản là phục vụ cuộc sống sinh hoạt của con người.

Ý tưởng về một mạng lưới các thiết bị thông minh đã được thảo luận từ 1982, với một máy bán nước tự động Coca-Cola tại Đại học Carnegie Mellon(Mỹ) được tùy chỉnh khiến nó đã trở thành thiết bị đầu tiên được kết nối Internet, có khả năng báo cáo kiểm kho và báo cáo độ lạnh của những chai nước mới bỏ vào máy. Ngoài ra, chiếc máy được lập trình để có thể kết nối với người điều khiển qua mạng internet nhằm kiểm tra tình trạng của máy và bổ sung nước khi cần thiết mà không cần trực tiếp xuống kiểm tra mà tiếp xúc trực tiếp với máy.

Sau đó, khái niệm IoT thực sự được đưa vào năm 1999 khi người ta bắt đầu nhận thấy tiềm năng của xu hướng này, việc áp dụng xu hướng công nghệ thông minh IoT vào xã hội loại người dần được khai phá.

Thời gian phát triển công nghệ
Thời gian phát triển công nghệ

Internet đã thay đổi cuộc sống Internet vạn vật cũng chứa đựng tiềm năng làm thay đổi thế giới. Trong tương lai internet của vạn vật có thể là một mạng lưới các thực thể thông minh có khả năng tự tổ chức hoạt động riêng lẻ, đồng thời chúng cũng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin dữ liệu. Khi mọi vật được kết nối lại với nhau nhiều vấn đề xã hội như y tế, giao thông, giáo dục sẽ được giải quyết.

Theo như tính toán, vào năm 2020 có khoảng hơn 25 tỉ hệ thống nhúng và hệ thống thông minh, 25 triệu ứng dụng, 50 ngàn tỉ Gigabytes dữ liệu được kết nối với Internet. Cùng với dân số 7,6 tỉ người trên toàn thế giới lúc bấy giờ, tức là mỗi người sẽ sở hữu xấp xỉ 7 vật dụng được kết nối với nhau.

IoT đang là thứ mà các tập đoàn công nghệ lớn đặc biệt quan tâm, và giờ họ vẫn đang đầu tư hàng tỉ đô la vào đây. Có thể ví IoT như là một nông trại cực kì rộng lớn và trù phú, nơi họ có thể gieo trồng và thu lại lợi nhuận gần như lớn gấp chục lần những gì mà họ đã bỏ ra. Những người đam mê công nghệ, những chuyên viên máy tính và kỹ sư lập trình cũng là các đối tượng không thể bỏ qua IoT. Bên cạnh đó, trong các nền công nghiệp như chế tạo hay vận chuyển, IoT của chúng ta đang dần tạo ra các hệ thống có thể tăng hiệu quả lên gấp đôi, thậm chí là gấp 3 trong khi chi phí đầu tư bỏ ra giảm đi rất nhiều lần.

Thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ
Thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ

Công nghệ IoT mang đến những tính năng hiện đại nhất cùng với đó là sự phát triển như vũ bão IoT đang trở thành chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp trong tương lai.

ƯU ĐIỂM và NHƯỢC ĐIỂM CÔNG NGHỆ IoT

Ưu điểm của IoT

  • Truy cập thông tin từ mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị.
  • Cải thiện việc giao tiếp giữa các thiết bị điện tử được kết nối.
  • Chuyển dữ liệu qua mạng Internet giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
  • Tự động hóa các nhiệm vụ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhược điểm của IoT

  • Khi nhiều thiết bị được kết nối và nhiều thông tin được chia sẻ giữa các thiết bị, thì hacker có thể lấy cắp thông tin bí mật cũng tăng lên.
  • Các doanh nghiệp có thể phải đối phó với số lượng lớn thiết bị IoT và việc thu thập và quản lý dữ liệu từ các thiết bị đó sẽ là một thách thức.
  • Nếu có lỗi trong hệ thống, có khả năng mọi thiết bị được kết nối sẽ bị hỏng.
  • Vì không có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích cho IoT, rất khó để các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau giao tiếp với nhau.

TẦM QUAN TRỌNG CUAT IoT MANG LẠI

IoT giúp mọi người sống và làm việc thông minh hơn, có thể kiểm soát được thời gian của họ một cách tốt nhất.

IoT cung cấp cho các doanh nghiệp cái nhìn về thời gian mà hệ thống của họ thực sự hoạt động, cung cấp thông tin chi tiết về mọi thứ từ hiệu suất của máy móc đến chuỗi cung ứng và hoạt động hậu cần.

IoT giúp công ty tự động hóa các quy trình và giảm chi phí lao động. Giúp giảm chất thải và cải thiện dịch vụ, làm cho việc sản xuất và giao hàng ít tốn kém hơn, cũng như mang lại sự minh bạch trong các giao dịch của khách hàng.

Ứng dụng cho doanh nghiệp

Lợi ích của IoT cho doanh nghiệp phụ thuộc vào việc triển khai cụ thể, doanh nghiệp nên có quyền truy cập vào dữ liệu nhiều hơn về các sản phẩm của họ và hệ thống nội bộ của họ. Các nhà sản xuất đang thêm các cảm biến vào các thành phần của sản phẩm để họ có thể truyền lại dữ liệu về cách chúng hoạt động. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện ra lỗi trước khi thiệt hại xảy ra.

Việc sử dụng IoT cho doanh nghiệp có thể được chia thành hai phân khúc:

  1. Các dịch vụ dành riêng cho ngành như cảm biến trong nhà máy phát điện hoặc thiết bị định vị thời gian thực để chăm sóc sức khỏe.
  2. Các thiết bị IoT được sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp, như điều hòa không khí thông minh hoặc hệ thống an ninh.

Ứng dụng cho người dùng

  • IoT sẽ làm cho nhà, văn phòng và phương tiện của chúng ta trở nên thông minh hơn, dễ đo lường hơn và tốt hơn.
  • Các thết bị thông minh như Echo của Amazon và Google Home giúp phát nhạc dễ dàng hơn, đặt bộ hẹn giờ,… Máy điều hòa thông minh có thể giúp chúng ta sưởi ấm nhà trước khi chúng ta quay trở lại.
  • Các cảm biến có thể giúp chúng ta biết được môi trường đang ồn ào hay ô nhiễm như thế nào. Xe hơi tự lái và thành phố thông minh có thể thay đổi cách chúng ta xây dựng và quản lý không gian công cộng.

IoT HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO

Một hệ thống IoT thông thường hoạt động thông qua việc thu thập và trao đổi dữ liệu theo thời gian thực. Một hệ thống IoT có ba thành phần:

  1. Thiết bị thông minh: Đây là một thiết bị, giống như tivi, camera an ninh hoặc thiết bị tập thể dục đã được trao cho khả năng điện toán. Thiết bị này thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh, thao tác nhập liệu của người dùng hoặc mô thức sử dụng và truyền cũng như nhận dữ liệu qua Internet từ ứng dụng IoT của nó.
  2. Ứng dụng IoT: Ứng dụng IoT là một tập hợp các dịch vụ và phần mềm có chức năng tích hợp dữ liệu nhận được từ các thiết bị IoT khác nhau. Ứng dụng này sử dụng công nghệ máy học hoặc trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định sáng suốt. Những quyết định này được truyền trở lại thiết bị IoT và sau đó, thiết bị IoT đó sẽ phản hồi lại dữ liệu đầu vào một cách thông minh.
  3. Giao diện đồ họa người dùng: Một hoặc một nhóm các thiết bị IoT có thể được quản lý thông qua giao diện đồ họa người dùng. Một vài ví dụ về các thiết bị IoT?

NHỮNG VI DỤ CÔNG NGHỆ IoT ĐANG SỬ DỤNG

Ô tô thông minh

Phương tiện Ô tô có thể kết nối với Internet bằng rất nhiều cách. Có thể là thông qua camera hành trình thông minh, hệ thống tin học giải trí hoặc thậm chí qua cổng kết nối của phương tiện. Chúng thu thập dữ diệu từ chân ga, phanh, đồng hồ đo tốc độ, đồng hồ đo quãng đường, bánh xe và bình xăng để giám sát cả hiệu suất của người lái và tình trạng phương tiện.

Ứng dụng công nghệ IoT trên xe Ô tô
Ứng dụng công nghệ IoT trên xe Ô tô

Ô tô thông minh được sử dụng cho hàng loạt mục đích:

  • Giám sát đội xe ô tô cho thuê để tăng cường hiệu quả sử dụng nhiên liệu và giảm chi phí.
  • Giúp cha mẹ theo dõi hành vi lái xe của con cái.
  • Tự động thông báo cho bạn bè và người thân trong trường hợp xảy ra tai nạn xe.
  • Dự đoán và hạn chế nhu cầu bảo dưỡng xe.

Nhà thông minh

Các thiết bị gia đình thông minh tập trung chủ yếu vào hoạt động cải thiện hiệu quả và độ an toàn của ngôi nhà, cũng như mạng lưới kết nối trong nhà. Các thiết bị như ổ điện thông minh có thể giám sát mức sử dụng điện và bộ điều nhiệt thông minh có thể cung cấp khả năng kiểm soát nhiệt độ tốt hơn.

Các hệ thống thủy canh có thể sử dụng cảm biến IoT để quản lý khu vườn, trong khi đó, máy báo khói IoT có thể phát hiện khói thuốc lá. Các hệ thống an ninh gia đình như khóa cửa, camera an ninh và máy phát hiện rò nước có thể phát hiện và ngăn chặn các mối nguy hiểm, đồng thời gửi cảnh báo tới chủ nhà.

Ứng dụng công nghệ IoT trong nhà ở hay văn phòng
Ứng dụng công nghệ IoT trong nhà ở hay văn phòng

Gia đình có thể sử dụng những thiết bị thông minh cho các mục đích:

  • Tự động tắt các thiết bị khi không sử dụng.
  • Quản lý và bảo trì các bất động sản cho thuê.
  • Tìm đồ thất lạc như chìa khóa hoặc ví.
  • Tự động hóa các công việc hàng ngày như hút bụi, pha cà phê, v.v.

Thành phố thông minh

Các ứng dụng IoT đã giúp quá trình quy hoạch đô thị và bảo trì cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn. Các chính phủ đang sử dụng ứng dụng IoT để giải quyết những vấn đề về cơ sở hạ tầng, y tế và môi trường. Ứng dụng IoT có thể được sử dụng cho các mục đích:

  • Đo lường chất lượng không khí và mức độ bức xạ.
  • Giảm chi phí năng lượng nhờ hệ thống chiếu sáng thông minh.
  • Xác định thời điểm cần bảo trì các cơ sở hạ tầng quan trọng như đường xá, cầu cống và đường ống.
  • Tăng lợi nhuận thông qua công tác quản lý bãi đỗ xe hiệu quả.

Công trình thông minh

Các công trình như khuôn viên trường đại học và công trình thương mại sử dụng ứng dụng IoT để thúc đẩy hoạt động hiệu quả hơn. Những công trình thông minh có thể sử dụng các thiết bị IoT cho mục đích:

  • Giảm mức tiêu thụ năng lượng.
  • Giảm chi phí bảo trì.
  • Tận dụng không gian làm việc hiệu quả hơn.
ứng dụng công nghệ internet of things trong doanh nghiệp
ứng dụng công nghệ internet of things trong doanh nghiệp

LỢI ÍCH IoT MANG ĐẾN CHO DOANH NGHIỆP

Tăng tốc độ đổi mới

  • Internet vạn vật mang tới cho các doanh nghiệp khả năng tiếp cận với những phân tích nâng cao để khám phá các cơ hội mới. Ví dụ: các doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến dịch tiếp thị nhắm mục tiêu chuẩn xác bằng cách thu thập dữ liệu về hành vi của khách hàng.
  • Chuyển đổi dữ liệu thành thông tin chuyên sâu và hành động bằng AI và ML
  • Dữ liệu và xu hướng trong quá khứ đã thu thập có thể được sử dụng để dự đoán kết quả trong tương lai. Ví dụ: thông tin bảo hành có thể được ghép cặp với dữ liệu do IoT thu thập để dự đoán các sự cố bảo trì. Lợi thế này có thể được sử dụng để chủ động cung cấp dịch vụ khách hàng cũng như xây dựng lòng trung thành của khách.

Tăng tính bảo mật

  • Việc liên tục giám sát cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cũng như vật lý có thể tối ưu hóa hiệu suất, cải thiện mức độ hiệu quả và giảm bớt rủi ro an toàn. Ví dụ: dữ liệu được thu thập từ một thiết bị giám sát tại chỗ có thể kết hợp với dữ liệu phần cứng và phiên bản firmware để tự động lên lịch cập nhật hệ thống.

Thay đổi quy mô các giải pháp khác biệt

  • Công nghệ IoT có thể được triển khai theo hướng tập trung vào khách hàng để cải thiện mức độ hài lòng. Ví dụ: các sản phẩm bán chạy có thể được bổ sung kịp thời để tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa.

CÁC CÔNG NGHỆ IoT LÀ GÌ

Các công nghệ được sử dụng trong hệ thống IoT có thể bao gồm:

  • Điện toán biên
    • Điện toán biên đề cập đến công nghệ được sử dụng để điều khiển các thiết bị thông minh thực hiện nhiều tác vụ hơn, không chỉ đơn thuần là gửi hay nhận dữ liệu từ nền tảng IoT của chúng. Công nghệ này tăng cường công suất điện toán tại biên của một mạng lưới IoT, giảm bớt độ trễ trong giao tiếp và cải thiện tốc độ phản hồi.
Các công nghệ được sử dụng trong hệ thống IoT
Các công nghệ được sử dụng trong hệ thống IoT
  • Điện toán đám mây
    • Công nghệ đám mây được sử dụng để lưu trữ dữ liệu từ xa và quản lý thiết bị IoT, giúp nhiều thiết bị trong mạng lưới có thể truy cập dữ liệu.
  • Máy học
    • Máy học đề cập đến phần mềm và thuật toán được sử dụng để xử lý dữ liệu và đưa ra các quyết định theo thời gian thực dựa trên dữ liệu đó. Những thuật toán máy học này có thể được triển khai trên đám mây hoặc tại biên.

Hy vọng qua bài viết “Công nghệ IoT là gì? Mọi thứ về Internets of Things và cách ứng dụng IoT” giúp các bạn đã có cái nhìn tổng quát về IoT là gì và biết được tầm quan trọng của nó trong cuộc sống hiện nay.
Tiếp tục theo dõi và để được cập nhật liên tục những thông tin về công nghệ mới nhất. Cảm ơn bạn vì đã theo dõi đến hết bài viết lần này của mình.

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư 0708 176 176 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới

    .
    .
    .
    .