Từ khóa “Indochine” được nhắc tên trong bảng xếp hạng các thiết kế đình đám nhất hiện nay. Có nhiều người đã biết về phong cách Indochine (Đông Dương), song cũng có những người chưa biết đến nhiều. Để giải mã sức nóng cũng như điểm đặc biệt của Indochine Style, chúng ta cùng theo chân các KTS tìm hiểu về phong cách thiết kế đậm chất Á Đông này. Cùng ngắm nghía các công trình Indochine tiêu biểu và tìm ra mẫu thiết kế mà bạn ưng ý nhất!
PHONG CÁCH KIẾN TRÚC INDOCHINA NƠI BẢN SẮC GIAO THOA ĐÔNG DƯƠNG
Phong cách kiến trúc INDOCHINE là một chủ đề thú vị. Bởi, để giải thích nguồn gốc của phong cách này phải đi ngược dòng lịch sử. Lần theo vết chân khám phá thế giới của người Châu Âu và tìm hiểu cách mà họ đặt tên vị trí địa lý.
Trước tiên cần phải khẳng định “Indo” là cách viết Latin của “Ấn Độ”.
INDOCHINA HAY INDOCHINE, THUẬT NGỮ CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐÂU?
1. Tên gọi “Indochine”
Người phương Tây khi thám hiểm Châu Á. Vùng đất nằm giữa Ấn Độ với Trung Hoa chịu ảnh hưởng hòa trộn của hai trung tâm văn hóa này. Đây là vùng đất mà ngày nay bao gồm 5 nước Đông Nam Á “trên đất liền” gồm: Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. Họ gọi chung vùng đất này là “Indochina” (bán đảo Trung – Ấn).
Vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19, tên gọi Đông Dương (Tiếng Pháp gọi là Indo-Chine) xuất hiện lần đầu tiên dưới ngòi bút của Conrad Malte Brun (1775-1826). Trong tập 12 của bộ sách này có nói đến các nước Indo-Chine hay vương quốc Tonquin, Cochinchine, Lào …
Bốn năm sau, tên gọi Indo-Chine lại xuất hiện trong một bài báo của John Leyden (1775-1811). Trên tạp chí Nghiên cứu châu Á của Hội châu Á vùng Bengal, xuất bản tại Calcutta năm 1808.
Cuối thế kỉ 19, người Pháp chiếm nhiều thuộc địa trên vùng đất này. Các thuộc địa của Pháp được gọi chung là “French Indochina” (bán đảo Trung – Ấn thuộc Pháp).
Sau đó, khái niệm “Indochine của Pháp” ngày càng phổ biến. Khi nói về Indochina, người Pháp chỉ nghĩ tới ba nước thuộc địa của họ và bỏ qua Thái Lan và Myanmar. Cách nghĩ này cũng ảnh hưởng tới các nước khác và trở thành phổ biến. Từ đó khối 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia đã được gắn với tên là bán đảo Đông Dương – Indochina.
2. Tên gọi ”Đông Dương”
Người Việt sử dụng chữ “Đông Dương” để chỉ thuộc địa của Pháp ở phương Đông. Nhằm phân biệt với “Tây Dương” đó là châu Âu và Tiểu Tây Dương (khu vực bán đảo Ấn Độ). Ngoài ra còn có chữ “Nam Dương” để chỉ quần đảo Malaysia – Indonesia.
3. Nguồn gốc của tên gọi “Indonesia“
Nước Indonesia được đặt tên trong thế kỉ 20, tức là rất lâu sau khi chữ “Indochina” được sử dụng. Chữ “Indo” trong tên nước này cũng có nghĩa là “Ấn Độ”. Lý do của việc này là từ xa xưa, người phương Tây đi biển trong đầu chỉ biết tới Ấn Độ. Họ gọi vùng Đông Nam Á là “Đông Ấn” (East Indies), gọi châu Mỹ là “Tây Ấn” (West Indies) hoặc “Ấn Độ mới” (New Indies).
Người Hà Lan chiếm được một số thuộc địa ở Đông Nam Á, đặt tên là “Đông Ấn Hà Lan” (Dutch East Indies). Một nhà khảo cổ người Anh đặt ra tên “Indonesia”, nghĩa là “quần đảo Ấn Độ”. Khi thuộc địa này giành độc lập vào thế kỉ 20, người bản xứ chọn tên nước Indonesia.
Dựa vào đó, người Pháp đã tạo nên một phong cách thiết kế mới. Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc người Pháp và thiết kế ba nước bán đảo Đông Dương. Đó cũng là khi khái niệm Indochina được ra đời.
Ở Việt Nam, phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc do 1000 năm đô hộ. Lào và Campuchia thì chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ. Với phong cách kết hợp đầy sáng tạo đã tạo nên một phong cách Indochine mang tính thẩm mỹ cao, thể hiện được tinh hoa văn hóa 2 khu vực thế giới cùng với bản sắc và bề dày lịch sử.
Bất kỳ ai cũng sẽ bị thu hút bởi nét mộc mạc, dân giã với các trang bị tối giản nhất khi giường, phản,… thay thế cho bàn ghế. Ngoài ra sự kết hợp giữa nét đẹp hiện đại và phong cách nội thất cách tân của Pháp được “nhiệt đới hóa” bởi bản sắc, phù hợp với khí hậu, … mang tính thẩm mỹ cao.
Ngoài tính thẩm mỹ, nội thất phong cách Đông Dương còn khéo léo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người Việt Nam. Với việc sử dụng màu sắc, vật liệu và các dụng cụ trang trí,…. Chính vì vậy, các căn hộ từ 55m2 được các Chủ nhân xứng tầm đón nhận tích cực phong cách thiết kế này.
4. Khởi nguồn phong cách Indochine tại Việt Nam
Người đóng góp công sức to lớn cho nền móng phát triển phong cách Indochine tại Việt Nam là Kiến trúc sư người Pháp Emest Hébrard (1875-1933). Ông là nhà khảo cổ học, kiến trúc sư kiêm nhà quy hoạch nổi tiếng lúc bây giờ. Ông còn là tác giả nhiều công trình nổi tiếng tồn tại đến ngày nay như: Đại học Tổng hợp Đông Dương (nay là Đại học Quốc Gia Hà Nội), Trường Petrus Ký (nay là Trường Lê Hồng Phong, HCMC), Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao), Viện Pasteur (nay là viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), Trường Viễn Đông Bác cổ (sau này là bảo tàng Lịch sử Việt Nam).
Phong cách Indochine lúc đầu mang đậm đặc bản sắc Pháp do quá trình đô hộ Pháp áp đặt nhiều thể chế lên đất nước ta. Đặc biệt văn hóa Pháp du nhập đã ảnh hưởng không nhỏ đến kiến trúc, tôn giáo và đời sống người dân Việt Nam. Xong do vấp phải yếu tố bất lợi về khí hậu, địa lý khác biệt, chất liệu người Pháp mang sang Việt Nam dần được thay thế bằng chất liệu chúng ta có. Vì thế phong cách Indochine mới có sự giao thoa đặc biệt đến như vậy.
5. Những đặc điểm của kiến trúc Đông Dương.
Với tâm huyết xây dựng nên những công trình đẹp theo năm tháng. Sài Gòn hiện nay vẫn còn lưu giữ những kiến trúc phong cách Indochine như Nhà Hát Lớn, Dinh Độc Lập… Những công trình này dùng để làm cơ quan, nơi ở của quan chức, gia đình quý tộc xưa. Chính vì thế, chúng được thiết kế kỳ công, thi công kỹ lưỡng, toát lên vẻ sang trọng và quyền lực. Mặc dù gần 1 thế kỷ nhưng các công trình này vẫn hợp thời đại và giữ nguyên tinh túy cốt lõi.
Phong cách thiết kế nội thất Indochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương được khởi nguồn từ KTS người Pháp Emest Hébrard vào năm 1920. Nét đặc trưng trong các thiết kế Indochine là sự pha trộn hài hòa giữa vẻ đẹp Á Đông và cổ điển Pháp. Hiện nay Indochine đang trở thành phong cách nội thất rất thịnh hành và được ưa chuộng. Không chỉ thỏa mãn nhu cầu thiết kế công trình đồ sộ, có quy mô như nhà hàng, khách sạn, resort.
5.1. Màu sắc chủ đạo trong phong cách nội thất Indochine
Sắc màu trung tính được sử dụng cho toàn bộ nội thất của phong cách thiết kế Indochine, bao gồm các màu: vàng nhạt, vàng kem, trắng đã tạo sự mát mẻ cho không gian phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng có một số không gian sử dụng màu sắc ấm nóng, nhiệt đới ẩm tạo nên ấn tượng mạnh mẽ. Có thể nói, phong cách Đông Dương khá giống phong cách đồng quê trong thiết kế nội thất và shop thời trang với những tông màu ấm áp.
Ngoài ra, không gian nội thất Đông Dương còn trang bị các vật dụng bằng gỗ, tre, mây,… đậm chất Á Đông và mang đến sự gần gũi, thân thiết cho tất cả mọi người.
5.2. Chất liệu sử dụng
Phong cách Indochine chinh phục người tiêu dùng bởi bảng chất liệu “xanh-sạch-thân thiện” với môi trường và sức khỏe. Những chất liệu có sẵn trong tự nhiên này được chế biến tạo ra món đồ nội thất vừa đẹp, vừa gần gũi lại tối ưu công năng sử dụng.
Trong thiết kế nội thất Đông Dương có các trang thiết bị như sập gụ, phản, bình phong là vật tượng trưng cho sự tác động của sắc thái và văn hóa bản địa lên phong cách sống của người Pháp.
a. Chất liệu gỗ
Chất liệu gỗ đem lại sự sang trọng, đẳng cấp nên rất được ưa chuộng và sử dụng trong nhiều phong cách khác nhau. Điển hình như trong thiết kế nội thất văn phòng thường được đặt một chiếc bàn bằng gỗ để tăng vẻ quyền thế cho căn phòng.
Ngoài ra, với tính chất mềm, bền chắc,… gỗ còn được sử dụng làm vật dụng ở nhiều hạng mục công trình và các chi tiết trang trí như phù điêu, tượng tròn.
Không chỉ áp dụng sản xuất bàn, ghế, tủ, kệ, gỗ được sử dụng làm hệ thống lát sàn, cửa. Bên cạnh đó còn có hệ khung kết cấu và console của mái, đặc biệt chi tiết phù điêu, tượng tròn.
b. Chất liệu tre
Do có khả năng chống mọt, chống mối tốt, hợp với khí hậu cùng với độ bền chắc cao nên tre được sử dụng nhiều trong phong cách thiết kế Đông Dương để làm đồ trang trí, trang thiết bị, những tấm vách ngăn,…nhằm tạo nên những hình ảnh đẹp mắt, mềm mại.
Cũng như gỗ, tre có khả năng chống mối mọt, độ bền cao, thích hợp khí hậu Việt Nam. Có mặt trong hầu hết các thiết kế Indochine, tre dùng làm đồ trang trí rất cuốn hút. Ngoài ra, chất liệu gạch được ứng dụng làm gạch bông bát sàn rất nổi bật và tinh tế. Gạch nung cũng có ý nghĩa tương tự.
c. Chất liệu gạch và đất nung
Trong phong cách nội thất Đông Dương, gạch bông, gạch nung được sử dụng để lát sàn đã tạo nên vẻ đẹp sang trọng nhưng không kém phần tinh tế cho không gian.
5.3. Tranh sơn dầu & phù điêu trang trí
Tranh sơn dầu có mặt từ đầu thế kỷ 20. Đây cũng là thời kỳ phong cách Indochine bắt đầu hình thành và phát triển. Màu sắc tranh sơn dầu trong trẻo, tươi sáng và có độ bóng nhẹ rất phù hợp với không gian thiết kế Indochine. Tranh sơn dầu không kén không gian trưng bày. Với ưu điểm về độ bền, màu sắc phong phú tạo độ sâu cho bức tranh. Gia chủ dễ dàng sử dụng làm đồ trang trí cho phòng khách, phòng bếp và phòng ngủ đều hợp lý.
Phù điêu trang trí được đánh giá như một tác phẩm nghệ thuật dày công tỉ mẩn. Bởi việc thực hiện đòi hỏi sự gia công tỉ mỉ, cẩn thận và rất kỳ công. Gỗ là nguyên vật liệu chạm khắc phổ biến nhất để tạo độ sâu, phối cảnh giúp cho bức phù điêu trở nên giá trị.
Những hình ảnh được lựa chọn điêu khắc thuộc vào tín ngưỡng của người Việt Nam. Đó là những chi tiết phổ biến trong văn hóa dân gian, tôn giáo. Cụ thể như sau:
- Con rối: biểu tượng nghệ thuật dân gian
- Hoa sen: biểu tượng sự thanh cao, thuần khiết
- Hoa cúc: thể hiện sự dung dị, kín đáo
- Tứ linh: mô phỏng hình tượng Long-Lân-Quy – Phụng mang ý nghĩa may mắn trong phong thủy
- Tứ quý: mô phỏng bức tranh 4 mùa theo tạo hóa tự nhiên
- Tượng Phật: biểu tượng tôn giáo
- Cây Bồ đề: tượng trưng sự đại giác của đức Phật.
Mỗi một biểu tượng có những ý nghĩa nhất định. Hơn hết đó lại là những giá trị văn hóa cần được bảo tồn và phát triển. Và Indochine là phong cách giúp phát huy và đưa vào không gian sống những giá trị lâu đời và bền vững mãi về sau.
5.4. Hoa văn họa tiết sử dụng – Họa tiết Kỷ Hà mỹ thuật thời An Nam
Họa tiết hoa văn xuất hiện từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá. Với cách thể hiện tinh tế và tính tỉ mỉ đến thời An Nam. Họa tiết được tổng hợp và cách điệu từ những hình ảnh khác như hình chữ nhật, hình kỷ hà, hình tĩnh vật, hình hoa lá,… mang đậm bản sắc Việt Nam và thể hiện tính nghệ thuật rất cao.
Ngày nay, các họa tiết hoa văn đã trở thành biểu tượng đặc trưng của phong cách Đông Dương. Đặc biệt trong thiết kế nội thất và tạo nên những chất rất riêng. Họa tiết này được ứng dụng vào các chi tiết như sàn, tường, trần, bình phong, thiết bị nội thất,…
Họa tiết mắc lưới có tên là ‘Mắt vọng’
Đây là họa tiết thường hình thoi, dài ngắn khác nhau, cạnh thẳng hơi cong nhẹ và các họa tiết không đều nhau. An Nam gọi lối trang trí này là ‘mắt vọng’ (mắc lưới) vì có dạng giống như thế. Nhưng nếu nó đặt kế bên họa tiết hình thoi uốn cung sẽ thấy có nét tương đồng rõ rệt. Họa tiết này ít khi trang trí đơn độc vì ít mãn nhãn, thường kết hợp với họa tiết hoa. Nó được dùng làm nền các tấm chạm hay bức họa.
- Họa tiết mắc lưới lục giác có tên An Nam là ‘Kim qui’ (rùa vàng)
- Họa tiết mắc lưới không đều có tên là ‘mặt rạn’ Hay còn gọi ‘Kim qui thất thể’ (rùa vàng mất dáng)
- Họa tiết mắc lưới tam giác gọi là ‘Nhân tự’ (chữ nhân) do có dạng hao hao chữ nhân (人)
- Họa tiết vòng tròn có ‘Kim tiền’ (đồng tiền vàng)
- Họa tiết ‘song thọ’ thì bên trong có hai chữ thọ.
- Họa tiết ‘song thọ’ này có một thể biểu khác gọi là ‘vạn thọ’. Với mô thức này bên trong một vòng tròn có chữ vạn và một vòng khác có chữ thọ cách điệu. Đây được cho là biểu tượng của ‘phúc đức’.
Họa tiết hoa văn phong cách Indochine độc đáo không nhầm lẫn vào đâu được. Thoáng nhìn qua, bạn có thể cảm nhận được nét đẹp hoài cổ đến nao lòng. Họa tiết xuất hiện từ thời Đông Sơn, nét kỷ hà đơn giản hay cách điệu hình hoa lá điệu đà. Chúng đều thể hiện đặc điểm nghệ thuật đỉnh cao, đậm đà bản sắc Việt.
Các họa tiết tạo nên nét đẹp rất riêng cho phong cách Indochine và ứng dụng vào chi tiết như sàn, tường, trần, vật dụng trang trí, các vách ngăn, thiết bị nội thất,…
5.5. Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam
Bao gồm các biểu tượng như:
- Tượng phật: biểu tượng tôn giáo, biểu tượng cho sự thanh cao, bình yên
- Con giống, con rối: đây là những biểu tượng dân gian
- Tứ linh: mô phỏng Long, Lân, Quy, Phụng những con vật mang lại nhiều may mắn
- Hoa sen: có từ thời lý, biểu tượng của sự trong sạch, thanh tịnh của Phật giáo
- Hoa cúc: bình dị, thanh cao, kín đáo và lâu bền
- Bồ đề: cây bồ đề biểu trưng cho sự đại giác của đức phật
5.6. Các hạng mục công trình chủ chốt phong cách Indochine
Indochine Style không phải là phong cách thiết kế mới nổi gần đây. Lịch sử hình thành và phát triển hơn thế kỷ với hàng loạt công trình nổi danh trải rộng khắp cả nước. Nếu như ở thế kỷ 20, các mẫu thiết kế Indochine chỉ tập trung vào những hạng mục như khách sạn hay nhà hàng. Thì ngày nay, sự phát triển Indochine style bùng nổ trên nhiều dạng công trình từ quy mô tầm cỡ đến vừa và nhỏ. Đặc biệt trong các hạng mục nhà ở dân cư là không thể bỏ qua. Cùng Atlantic Design hệ thống lại danh sách các mẫu thiết kế nhà ở phong cách Indochine tiêu biểu nhất.
a. Biệt thự thiết kế phong cách Indochine
Biệt thự Indochine là một trong hạng mục nhà ở quan trọng được quan tâm hàng đầu hiện nay. Phong cách Indochine được biết đến là phong cách tạo nên những món nội thất sang trọng kết hợp truyền thống cách tân. Chất liệu Indochine style thường là những mẫu gỗ tốt, đặc, có độ bền cao. Do đó, chọn lựa nội thất khiến gia chủ cân nhắc đôi phần vì “trọng lượng” và “kích cỡ” từng món đồ.
Không gian thiết kế nội thất biệt thự Indochine rất thoải mái, không bị giới hạn về yếu tố diện tích và bố cục. Nhà biệt thự có thể dễ dàng khắc chế nhược điểm về bố cục, góc chết. Do đó mà quá trình thi công nội thất diễn ra thuận lợi hơn. Các nhà thiết kế “mát tay” đưa vào ý tưởng sáng tạo đúng điệu để thỏa mãn yếu tố thẩm mỹ tối đa. Và chất Indochine tự do bay bổng theo cách riêng mà không có sự giới hạn “khó nhằn” nào.
Thiết kế biệt thự phóng khoáng với những đường nét Indochine thời thượng, cá tính. Không khỏi rời mắt trước mẫu thiết kế trên cả tuyệt vời, hoàn hảo đến từng chi tiết. Nội thất biệt thự nổi bật với đường chỉ vàng đạt độ tinh xảo khiến ai nấy cũng phải trầm trồ. Thiết kế chạm đến từng nốt cảm xúc thăng hoa.
Ấn tượng với mỗi không gian thiết kế là một cảm xúc riêng biệt mà nhà thiết kế muốn gửi gắm vào không gian. Chất liệu cao cấp tuyển chọn cùng cách phối đồ nội thất sang trọng đã mang đến không gian sống đậm chất nghệ thuật. Từ phòng khách, phòng bếp đến phòng thư giãn, riêng tư đều lôi cuốn và thu hút đặc biệt.
b. Căn hộ chung cư thiết kế phong cách Indochine
Hạng mục chung cư Indochine đang trở thành từ khóa hot trên nhiều diễn đàn nhà đẹp. Nhu cầu nhà ở chung cư ngày càng tăng cao thì mong muốn sở hữu căn nhà đẹp cũng tỷ lệ thuận. Điều hạn chế duy nhất đối với căn hộ chung cư Indochine có lẽ nằm ở bố cục có sẵn. Trong bất kỳ căn hộ chung cư nào bố cục đi theo khuôn mẫu chung cả tòa nhà. Cũng chính vì thế, công tác thi công nội thất Indochine gặp đôi chút bất lợi. Nhưng cũng chính khuyết điểm này sẽ là cơ hội để các nhà thiết kế tìm ra giải pháp thông minh nhất khắc phục căn hộ cho bạn.
Căn hộ phong cách Indochine là phiên bản thu nhỏ dấu ấn văn hóa kiến trúc bản địa. Khi mà ở đó, những tinh hoa truyền thống chắt lọc, chi tiết hiện đại, chất liệu thân thuộc được phối hợp và điều chỉnh khéo léo vừa vặn với một căn hộ. Đi đôi với yếu tố thẩm mỹ, chức năng quan trọng và thiết yếu nhất luôn được đảm bảo và sắp xếp một cách hài hòa nhất. Chủ nhà chọn chung cư phong cách Indochine luôn là những người có Gu thưởng thức nghệ thuật kiến trúc đa văn hóa, đa trải nghiệm.
Nhà ở chung cư đậm chất Indochine khắc họa đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống. Nơi không gian được lấp đầy bởi với món đồ nội thất mang dáng dấp năm tháng xưa. Mẫu bàn tròn, mẫu tủ nằm, chất liệu tre, gỗ, mẫu đèn lồng. Đặc biệt không gian thờ cúng linh thiêng đặt trung tâm căn phòng. Chủ nhà không quên nguồn cội, nơi tạo ra giá trị gắn kết bền chặt giữa các thế hệ và lòng thành kính hướng về gia tiên.
Mẫu thiết kế Căn hộ chung cư PiCity High Park Quận 12
- Loại hình: Căn hộ Chung cư
- Chủ đầu tư: Pi Group
- Phong cách: Indochine
- Diện tích thiết kế: 57m2
- Vị trí: đường Thạnh Xuân 13, Thạnh Xuân, Quận 12, Tp HCM
Căn hộ PiCity High Park thiết kế theo phong cách Indochine vừa cổ điển, vừa hiện đại, lấp lánh giá trị truyền thống. Chất liệu gỗ làm chủ không gian Indochine mang đến màu sắc trầm cá tính nhưng rất thời thượng và sang trọng. Thiết kế cầu kỳ, cổ kính với chủ đề đặc trưng phong cách Indochine đã tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động và thu hút.
Phong cách Indochine là sản phẩm căn hộ chủ chốt của Tập đoàn PiGroup trong chuỗi thương hiệu căn hộ cao cấp PICITY, điển hình khu căn hộ resort PiCity High Park, tọa lạc đường Thạnh Xuân 13, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TpHCM. Dự án PiCity Q12 có quy mô 8,6 ha, xây dựng 6 block căn hộ thương mại cao từ 15 – 18 tầng, cung cấp ra thị trường với 2.446 sản phẩm.
Chủ đầu tư PiGroup mong muốn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho những cư dân sành điệu. Vì vậy, Picity High Park sẽ mang phong cách thiết kế Indochine, đánh dấu tiên phong chuẩn sống sang cho thị trường khu Tây Sài Gòn.
Quý khách muốn biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn bất kỳ thông tin về Căn hộ PiCity High Park và các loại hình căn hộ khác thì hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline hoặc điền thông tin phía dưới, chúng tôi sẽ hỗ trợ trong thời gian sớm nhất để được tư vấn và hỗ trợ thông tin nhanh nhất.
c. Nhà ống thiết kế phong cách Indochine
Nhà ống Indochine là một trong những hạng mục công trình được nhiều khách hàng quan tâm. Đây cũng được xem là loại hình nhà ở phổ biến ở nước ta. Với đặc trưng ngang hẹp, chiều dài sâu, thiết kế nhà ống phong cách Indochine cần lưu ý một số điểm sau. Thứ nhất, chủ nhà cần phân bổ không gian chức năng một cách hợp lý. Điểm khó nhất khi thiết kế nhà ống một mặt thoáng là không có nhiều sự lựa chọn trong cách sắp xếp. Thứ hai là yếu tố phong thủy cần đảm bảo sự hài hòa nhất định mà không làm chủ nhà lăn tăn, lo ngại.
Nhà ống đặc điểm hẹp chiều ngang nên phải cắt ngang giữa các phòng tạo thành những cái hộp xếp chồng lên nhau. Để không trở nên đơn điệu, các nhà thiết kế sử dụng món đồ nội thất sáng tạo, linh hoạt giúp không gian nới rộng, tạo độ thông thoáng. Indochine style nổi tiếng với bảng vật liệu xanh, thân thiện môi trường rất thích hợp trang trí nội thất nhà ống.
Nội thất Indochine ưu tiên sự đơn giản với bộ sofa nỉ trắng, xanh và bàn trà tiếp khách cùng phụ kiện trang trí kim loại. Nơi đây toát lên một sự thư thái, thoải mái, không rườm rà rối mắt cho tất cả mọi người. Cách phối hợp nội thật lấy màu trầm của gỗ làm chủ đạo nâng tầm vị thế chủ nhà.
Sửng sốt trước mẫu thiết kế nhà ống Hải Phòng phong vị Indochine hoài cổ xen lẫn hiện đại. Từ mặt tiền đi vào nội thất bên trong đều bật lên nét cá tính riêng biệt. Phong cách Indochine làm chủ toàn bộ không gian thiết kế bên trong căn nhà. Thiết kế nhà ống nhưng không có cảm giác hẹp ngang nhờ vào cách bố trí vào tạo bố cục hợp lý, thông minh.
d. Nhà hàng Cà phê thiết kế phong cách Indochine
Indochine Style mở rộng sự đa dạng trên các hạng mục công trình kinh doanh như là nhà hàng Indochine, quán cafe Indochine. Sự góp mặt của Indochine tạo thành làn sóng thiết kế mới phủ khắp mọi nơi. Mọi người không còn cảm thấy xa lạ với một phong cách vốn chỉ tập trung cho công trình nhà ở. Thì nay ở những không gian mang tính công cộng vẫn có thể “thưởng thức” nét chấm phá lãng mạn, thi vị.
Thiết kế nhà hàng hay quán cafe Indochine không khó trong việc lên ý tưởng thiết kế. Ở đây, các nhà thiết kế phải làm sao cân bằng được những yếu tố thiết kế mặt tiền, thiết kế quầy bar, dàn xếp không gian, bố trí ánh sáng và cách phối màu cho từng khu vực mới là quan trọng. Để tất cả những điều này diễn ra một cách trơn tru, đơn vị thiết kế cần có uy tín và năng lực thiết kế chuyên nghiệp.
e. Homestay thiết kế phong cách Indochine
Thiết kế homestay phong cách Indochine cần hạn chế chi tiết rườm rà, không cần thiết. Hãy đảm bảo không gian nghỉ dưỡng luôn sạch sẽ, thông thoáng giúp tâm trạng khách lưu trú luôn được dễ chịu và thoải mái. Chủ đầu tư cần tối ưu hóa công năng sử dụng thay vì chỉ tập trung yếu tố thẩm mỹ và đều mong muốn kinh phí đầu tư cho mô hình này có thể “thu hồi vốn” trong thời gian sớm nhất.
6. KẾT LUẬN PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG – INDOCHINE
Indochine dần trở thành tượng đài phong cách, phủ sóng khắp nơi. Có thể nói sức hút của Indochine vô cùng to lớn, mỗi nơi đều để lại dấu ấn riêng biệt và giá trị trường tồn dài lâu. Đặc biệt với những công trình xây dựng với mục đích kinh doanh càng cần chú trọng hơn. Bên cạnh những yếu tố “đo ni đóng khung” như thẩm mỹ, kết cấu, công năng,.. thì yếu tố giúp thu hút khách hàng mới là quan trọng nhất. Nhất là với phong cách thiết kế có “độ khó” tương đối như Indochine.
Với những thông tin chi tiết về phong cách Indochine sẽ giúp quí khách chọn lựa phong cách thiết kế nội thất phù hợp.
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN
Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư 0708 176 176 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới